Ý nghĩa nguồn gốc một số cây xanh, kiểng quý trong Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Đăng lúc: 21:01:55 25/12/2016

Không gian, cảnh quan, môi trường của khu di tích Nguyễn Sinh Sắc cũng như các di tích khác đều đóng một vị trí và vai trò rất quan trọng trong tổng thể của di tích, đó là một phần không thể thiếu, tạo nên nét đặc trưng và giá trị của di tích. Trong khuôn viên rộng 9ha của Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc có rất nhiều cây xanh hội tụ tại đây. Trong hệ thống cây xanh, kiểng quý tại Khu di tích có nhiều cây có ý nghĩa và nguồn gốc từ các cá nhân, tổ chức và đơn vị trồng với tấm lòng tri ân, tôn kính, ngưỡng mộ vị thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  Kể từ lúc Khu di tích Nguyễn Sinh sắc được khánh thành vào ngày 13 tháng 2 năm 1977, nhân dân khắp nơi đã đến viếng và hiến tặng rất nhiều cây cảnh quý cho khu di tích. Tiêu biểu có ông Ngô văn Hay, còn gọi là thầy giáo Kỳ ở vùng Tân Hưng, thị xã Sa Đéc, nay là thành phố Sa Đéc đã mang từ vườn nhà hai cây cây cổ thụ quý đến trồng cạnh mộ Sắc. Đó là cây khế được trồng từ năm 1727 và cây sộp trồng năm 1688.

  Hai cây cổ thụ này được cắt tỉa theo dạng bonsai kiểng cổ nên có hình dáng rất đẹp mắt. Không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà hai cây này còn mang trong mình một giá trị lịch sử sâu sắc. Đó là ngày xưa, khi đất nước còn trong còn trong chiến tranh chống  thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để ủng hộ cách mạng Việt Nam, thầy giáo Kỳ đã cho đào hầm bí mật dưới hai gốc cây. Thầy đã nuôi giấu cán bộ cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà địch không thể nào phát hiện. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã quan tâm chăm sóc và bảo dưỡng cây rất chu đáo, do đó hai cây cổ thụ quý này phát triển rất tươi tốt. Và vào tháng 7 năm 2014, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây khế và cây sộp là cây di sản Việt Nam. Đây cũng là hai cây có vinh dự được công nhận là cây di sản đầu tiên của Tỉnh.

 

Cây khế và cây sộp di sản

Xung quanh mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc được bao bọc bởi các loài hoa kiểng do nhân dân khắp nơi mang đến tặng để tạo bóng mát và vẻ đẹp tự nhiên cho nơi an nghỉ của một nhà nho yêu nước. Đặc biệt trong đó có hai vườn kiểng quý do các đồng chí lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo địa phương gồm 12 huyện thị thành của Đồng Tháp trồng lưu niệm.

Khi phục dựng lại công trình nhà sàn của Bác Hồ, ngoài việc phục chế nguyên bản căn nhà sàn Bác theo tỉ lệ 1/1 thì một số cây xanh và cảnh quan quanh nhà sàn Bác cũng được phục dựng giống như ở Phủ Chủ tịch. Đây cũng là những loài cây có một ý nghĩa nhất định trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hàng rào râm bụt gắn liền với quê hương làng Sen của Bác, những khóm hoa lài với những bông hoa màu trắng có hương thơm mát dịu mà Bác rất yêu thích;

Hai cây dừa miền Nam xanh tốt, trĩu quả phía trước nhà sàn Bác là hai cây mà lúc sinh thời Bác thường tự tay mình chăm sóc rất chu đáo, luôn chăm cho hai cây lớn đều  như ngầm xem đây là biểu tượng của cuộc cánh mạng 2 miền Nam Bắc sông song cùng phát triển: Miền Bắc thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh chống mỹ cứu nước của nhân dân Miền Nam. Và rồi trước khi Bác mất, nỗi nhớ miền Nam luôn đau đáu trong lòng Bác. Khi tỉnh lại trên giường bệnh, Bác mong muốn được uống chút nước dừa. Như hiểu được lòng của Bác, những người phục vụ đã ra hai cây dừa trước nhà sàn lấy ở mỗi cây một trái, bổ ra hòa nước ở hai trái vào một chiếc đưa lên cho Bác dùng. Bác đã nhấp một chút nước dừa để coi như được mang theo mình vào cõi trường sinh sự "Nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà";

Cây vú sữa của đồng bào Miền Nam trồng phía sau nhà sàn – Một món quà của nhân dân miền Nam tặng mà Bác hết lòng trân trọng; lúc đầu Bác cho trồng gần bờ ao, cạnh ngôi nhà  54. Sau này khi chuyển sang ở nhà sàn, Bác cũng đề nghị chuyển cây vú sữa trồng ở phía sau nhà sàn để Bác tiện chăm sóc. Như thể hiện tình cảm sâu nặng mà Bác dành cho miền Nam. Để lưu giữ và khắc sâu tình cảm ấy, khi phục chế cảnh quan của khuôn viên mô hình nhà sàn, Đồng Tháp không thể không trồng cây vú sữa miền Nam cạnh ngôi nhà sàn ở Đồng Tháp. Đồng thời đây cũng là việc nhân dân Đồng Tháp mong muốn được đón Bác vào miền Nam, mong được đón Bác vào thăm mảnh đất Cao lãnh nghĩa tình, nơi thay mặt nhân dân cả nước đấu tranh, gìn giữ ngôi mộ người cha thân sinh của Bác được vẹn nguyên qua hai cuộc kháng chiến.

  

cây đa Tân Trào và 2 bụi trúc Pắc Bó

  Bên cạnh các loài cây do khách tặng cho khu di tích Nguyễn Sinh Sắc còn có một số cây xanh và cổ thụ được chiết từ nguồn gien của các cây có ý nghĩa với lịch sử với dân tộc Việt Nam cũng được các đơn vị, địa phương mang đến trồng tại Khu di tích hiện nay như cây đa Tân Trào – một biểu tượng của cách mạng, của Thủ đô kháng chiến. Đã được chiết từ nhánh của cây đa Tân trào mang vào trồng lưu niệm tại Khu di tích để làm kỷ niệm và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ngày nay, du khách đến tham quan khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thường dừng chân bên dưới gốc cây đa Tân Trào này sinh hoạt truyền thống mang một tinh thần về nguồn hết sức ý nghĩa. Cạnh đó, hai khóm trúc Pắc Bó - theo quan niệm của đồng bào Pắc Bó, cây trúc tượng trưng cho sự trường thọ, đồng thời cây cũng chính là loài cây tiêu biểu cho vùng đất căn cứ địa cách mạng Pắc Bó cũng được trồng lại góp phần làm đẹp cảnh quan nơi đây. Đặc biệt tại khu di tích được Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam trao tặng cây bàng trái vuông - một loài cây đã gắn liền với mảnh đất xa xôi và thiêng liêng - Trường Sa, biển đảo quê hương của Tổ Quốc. Hình ảnh của cây bàng vuông chính là hình bóng và tình cảm thiêng liêng của Trường Sa, luôn nhắc nhở mọi người: “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước!”.  

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hoà đang trồng cây bàng trái vuông

Trong khu di tích Nguyễn Sinh Sắc còn có một số cây trồng mang tính địa phương vùng miền và một số cây tạo cảnh nông thôn Nam bộ ở khu vực tái hiện một góc làng Hòa An xưa nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến sinh sống và hoạt động, khu di tích đã trồng một lượng lớn hoa kiểng cây trái gắn liền với một làng quê trù phú như mận Hòa An, hàng dừa, hàng me  cạnh bờ rạch Cái Tôm, hàng trầu, hàng cau, hàng tre, khóm trúc, cây thốc lá và một số cây ngắn ngày như bầu, bí mướp…Tất cả đều phát triển tươi tốt tạo nên một khung cảnh làng Hòa An hiền hòa, thơ mộng trong lòng du khách khi đến tham quan nơi đây.

Không gian, cảnh quan, môi trường của khu  di tích Nguyễn Sinh Sắc không chỉ tạo ra một môi trường sinh thái đặc trưng và hấp dẫn đối với khách tham quan, mà còn gắn liền với những bài học sâu sắc từ ý nghĩa nguồn gốc của từng loài cây, loài kiểng cổ tại di tích. Từng loài cây và kiểng quý ở đây chứa đựng những giá trị giá trị nhân văn cao cả, những ý nghĩa, thông điệp sâu xa và những bài học sâu sắc về các giá trị lịch sử văn hóa chứa đựng trong nó. Vì vậy, việc bảo tồn không gian cảnh quan môi trường di tích mà cụ thể là các cây xanh, kiểng cổ tại khu di tích là rất cần thiết, bởi những ý nghĩa, nguồn gốc của nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và đem lại hiệu quả thiết thực trong văn hóa chính trị xã hội của địa phương.

Đặng Thị Mai Yên

<1234>Last ›
Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
1902289
Hôm nay: 751
Tuần này: 64338
Tháng này: 65574