Chùa Hòa Long và Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Đăng lúc: 13:59:58 25/04/2017

(cổng vào chùa Hòa Long)

Tương truyền xưa kia, khu đất cất chùa là của ông Lê Văn Đường. Vùng đất bấy giờ còn hoang vu, có cây Xây thân to đến 2 – 3 người ôm. Các loại cây leo như dây giác, tơ hồng, tóc tiên… cùng các loài cây nhỏ như chòi mòi, bông trang rừng, u mua… mọc thành lùm xung quanh cạnh cái bọng cây Xây tạo thành một cái Miễu. Sau đó có ông nông dân tên Để dọn dẹp cái bọng cây xày để làm nơi thờ Phật và tu hành. Bà con thương người có chí tu hành nên góp tay nhau dựng lên một cái am bằng lá, giúp ông Để có nơi tu hành, cái am này được mọi người gọi là “Thiên Sanh Miễu” (tức là Miễu Trời Sanh). Từ đó thiện nam, tín nữ đến cúng viếng ngày càng đông. Về sau bà con hùn tiền mua gạch ngói xây cất chùa Thờ Phật và đặt tên mới là “Hòa Long Tự”.

(Miểu Trời Sanh - 1 hạng mục nằm trong khuôn viên ngôi chùa Hòa Long)

Thời gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc  về Cao Lãnh, cụ thường lui tới hoạt động tại chùa Hòa Long, trù trì chùa lúc này là Hòa thượng Thoại và Hòa Thượng Hấu yêu nước. Hoạt động của cụ Sắc lúc này là đàm đạo việc đạo việc đời nhiều lúc còn có cả Hòa Thượng Thích Thiện Chiếu chùa Linh Sơn ở Sài Gòn xuống tổ chức thuyết Pháp tại chùa Hòa Long “ Phật hóa tân Thanh niên”

Vào 10/1927 cụ Sắc còn dẫn cô Hai Thanh đến ngụ ở chùa Hòa Long rồi đưa cô Hai Thanh thăm viếng những người quen biết với cụ tại Cao Lãnh. Cụ Sắc mất vào đêm 26 rạng ngày 27.10 năm Kỷ Tỵ (27.11.1929) tại làng Hòa An. Nhân dân địa phương thương yêu, quí trọng cụ đã hùn tiền mua đất an táng cụ ở gần Miễu Trời Sanh (Chùa Hòa Long). Trong quá trình kháng chiến của dân tộc ta các nhà sư và tăng ni chùa luôn cùng nhân dân ra sức bảo vệ và chăm sóc mộ cụ băng nhiều hình thức như phát mộ thí; diệt cỏ, phát hoang bụi rậm…

Cổng phụ liên thông giữa Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và chùa Hòa Long)

Với vị trí tọa lạc bên cạnh Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, giữa Khu di tích và Chùa có xây dựng hoa viên, mở cổng phụ và đường nội bộ tạo lối liên thông giữa chùa Hòa Long với Khu di tích nhằm tạo sự giao lưu, giao thoa và cộng hưởng về các giá trị văn hóa lịch sử của Cụ Phó bảng, của khu di tích Nguyễn Sinh Sắc với ngôi chùa Hòa Long – Ngôi chùa gắn với cuộc đời hoạt động của Cụ và công lao của tăng ni phật tử của chùa đã có công bảo vệ mộ Cụ.

Bảo Trân

Tin liên quan đề xuất cho bạn

Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
1924721
Hôm nay: 205
Tuần này: 63435
Tháng này: 94857