Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - điểm du lịch văn hóa nổi bật ở Nam bộ

Đăng lúc: 22:19:41 15/12/2016

 

Sự lan tỏa và sức hút của vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã đưa nhiều nhân vật lịch sử, trí thức yêu nước đến vùng đất Sen hồng - Đồng Tháp, để lại cho thế hệ hôm nay nhiều di chỉ, di tích mang tầm di sản văn hóa quốc gia và quốc tế. Trong hệ thống đó, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là nơi thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Khu di tích này đã trở thành địa chỉ văn hóa độc đáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhân dân Đồng Tháp được thể hiện lòng tự hào, niềm vinh hạnh…

Trên góc độ tiếp cận lịch s­ử, văn hóa, chúng tôi từng bước nhận diện những giá trị văn hóa khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, từ đó thế hệ trẻ, du khách có thể nhận thức những giá trị nhân văn khi tham quan tại địa chỉ văn hóa đặc biệt này.

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thuộc địa bàn làng Hòa An xưa, nay thuộc phường 4, Tp. Cao lãnh. Làng Hòa An là một địa danh văn hóa mang nhiều dấu ấn lịch sử, gắn liền với các hoạt động vận động chính trị thành lập tổ chức Đảng đầu tiên ở Đồng Tháp, các hoạt động đấu tranh trực diện với kẻ thù giải phóng dân tộc, trong đó có sự kiện của nhân Đồng Tháp đấu tranh chống lại sự phá hoại của kẻ thù để bảo vệ ngôi mộ Cụ trong thời gian chiến tranh.

Khu di tích được kết cấu thành 04 khu vực: khu vực mộ, đền thờ và nhà trưng bày cuộc đời – sự nghiệp của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; Khu vực Nhà sàn Bác hồ và vườn ao cá; Không gian văn hóa mô hình một góc làng Hòa An xưa và khu vực tổ chức hội - trò chơi dân gian, giải trí. Với tổng diện tích là 9,1126 ha, tổng thể khu di tích là một phức hợp kiến trúc hài hòa, mang đậm dấu ấn sinh thái - văn hóa Đồng Tháp, nơi để nhân dân Đồng Tháp nói riêng và nhân dân cả nước về đây tề tụ nhân ngày lễ - hội Giỗ cụ Phó Bảng, dịp tết cổ truyền, ngày kỉ niệm, lễ lớn trong năm, nơi để những người con Đồng Tháp đi làm ăn xa khi quay về nhà, vào thăm viếng Cụ để gửi gắm tình cảm thương nhớ, tìm gợi những niềm tin, vọng ước cho những chuyến làm ăn mới.

Suốt trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời hiện đại, nhân dân làng Hòa An Đồng Tháp đã nỗ lực ngày đêm bảo vệ ngôi mộ của Cụ. Nhân dân Đồng Tháp xem đây là biểu tượng của sự chờ sự đợi mong ngày đoàn tụ, đó là mong ngày Nam Bắc thống nhất, hết giặc giã, Bác Hồ sẽ về thăm mộ cha để mọi người có dịp gặp Bác. Hành động bảo vệ mộ Cụ đã tỏ rõ thái độ của mình đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, đó là đặt niềm tin cho sự thống nhất đất nước sớm thành hiện thực, mong      được đón Bác trở vào niềm Nam, ngày thống nhất tổ quốc là một ước vọng chung của cả dân tộc Việt Nam.

Từ đền thờ đến nhà trưng bày về cuộc đời Cụ Phó bảng cho người tham quan biết, hiểu được nhiều thông tin về quê quán, toàn bộ quá trình hoạt động khi sinh thời cho đến ngày Cụ yên nghỉ tại làng Hòa An và được nhân dân trân trọng chăm sóc và bảo vệ. Đây là không gian văn hóa chứng minh cho thấy người dân Đồng Tháp thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, trong số người chăm sóc Cụ không phân biệt tôn giáo, thành phần xã hội, trong đó có những người giàu có, từ ông Cả đến người nông dân nghèo khó vùng Hòa An. Bấy giờ họ không phân biệt Cụ là người ở miền nào? Chỉ biết là Cụ đến Cao Lãnh vận động yêu nước, dạy chữ và hốt thuốc cứu người. Đó là ở phần 4, trưng bày về “Tình cảm của Cụ Sắc đối với nhân dân Hòa An và tình cảm nhân dân Hòa An và cả nước đối với Cụ”.

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là nơi để nhân dân miền Nam hướng về miền Bắc nơi di hài Bác Hồ được chăm sóc và bảo vệ, mỗi khi có dịp lễ, tết truyền thống nhân dân các nơi tề tụ về đây, nhắc nhở với nhau rằng Nam – Bắc một nhà được thống nhất, một mối giang sơn cần được tiếp tục tự hào và củng cố.  

Khu vực Nhà sàn Bác Hồ và vườn ao cá, với tỷ lệ xây dựng 1/1, đây là nơi người du khách tham quan được tận mắt nhìn thấy không gian làm việc của Bác Hồ - Chủ tịch nước lúc sinh thời tại Thủ đô, dành cho những ai chưa có điều kiện đi ra Hà Nội. Không gian văn hóa này là tình cảm của nhân dân Đồng Tháp dành riêng cho Người, họ luôn tự hào có thể đến tham quan khu di tích là mọi người có thể gặp được Bác. Dấu ấn rất được du khách in đậm trong tâm là cuộc sống giản dị, thanh bạch, gần gũi thiên nhiên của Người, trong đó cây vú sữa nhân dân miền Nam tặng Người cũng được tái dựng ở không gian đặc biệt này.

Lễ giỗ Cụ hàng năm có đến hơn 100 ngàn lượt khách tham quan và viếng thăm, họ đến từ khắp các tỉnh – thành, họ mang đến những sản vật từ dân dã đến quý lạ, dâng viếng, cúng trước anh linh Cụ, với thành phần không phân biệt tôn giáo, chức sắc, từ lãnh đạo chính quyền đến nhân dân đồng lòng tưởng nhớ ghi ơn Cụ, trong đó công lao vô cùng to lớn của Cụ đối với dân tộc Việt Nam đã sinh ra và nuôi dưỡng một lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Không gian văn hóa làng Hòa An là phần tái dựng một góc làng Hòa An xưa, với diện tích trên 22.000m2, tái hiện lại không gian tự nhiên con rạch Cái Tôm, vườn cây ăn trái, những hàng dừa, cầu khỉ, đường làng quanh co... Một không gian văn hóa làng Hòa An thân quen đầu thế kỉ XX, với những ngôi nhà ở cổ truyền thống của các hộ dân trong làng; Những hình ảnh sinh hoạt văn hóa – giải trí, sản xuất mô tả một phần mưu sinh của người dân làng Hòa An.

Bên trong ngôi làng Hòa An, nổi bật và ấn tượng trong lòng du khách là những ngôi nhà có kiến trúc gỗ cổ truyền thống, được xây dựng tỷ lệ 1/1 như: nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà nọc ngựa, nhà sàn, trong các ngôi nhà này được bày trí vơi các không gian chính, phụ, thể hiện nếp ăn, nếp ở, thờ cúng ông bà tổ tiên mang đậm bản sắc văn hóa và tính cách con người Nam Bộ - Hòa An xưa.

Cùng với không gian nhà ở, một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt của những làng nghề tiêu biểu của người dân Hòa An xưa. Đó là nghề trồng và xắt thuốc lá, với sản phẩm nổi danh “thuốc rê Cao Lãnh”; làng nghề chằm lá lợp nhà, làng nghề mộc, làng nghề rèn, và cảnh xay lúa giã gạo các nghề này từng là niềm tự hào về bàn tay tài hoa đầy sáng tạo của người dân Hòa An.

Không gian các tổ hợp sinh hoạt giải trí có tổ hợp sinh hoạt đờn ca tài tử, là một loại hình giải trí của người dân sau những giờ lao động mệt nhọc, là tiếng tâm tình của những người xa xứ vọng về cố hương là nổi niềm u uất trước thế sự và thời cuộc; Sinh hoạt trò chơi dân gian đá gà, với câu ca lưu truyền: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh (Hòa An)”, đá gà là thú vui chơi trong lễ tết người dân ngày xưa, thú vui giải trí mang sắc thái thượng võ dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh còn có không gian văn hóa gói - nấu bánh tét, một thứ bánh không thể thiếu của tết Việt ở Nam bộ, bánh tét được dâng cúng tổ tiên, làm quà biếu người thân, bạn quý… mỗi đòn bánh tét được gói trong nó những tinh hoa của sản vật nông nghiệp trong vùng, từ nguyên liệu bên trong cho đến lá gói, chúng hòa quyện vào nhau làm cho mang hương vị quê hương thơm xa…

Tóm lại, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là điểm du lịch nổi bật ở Nam bộ, ngoài mang ý nghĩa di sản văn hóa, di tích mang những dấn ấn không phải nơi nào cũng có, đó là nơi yên nghỉ của trí thức yêu nước, người sinh thành lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam, nơi nhân dân Đồng Tháp rất được tự hào và tôn vinh, vì thay Người chăm sóc thân sinh.

Ngoài giá trị văn hóa, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc mang dấu ấn về giá trị văn hóa chính trị sâu sắc, nơi để các cộng đồng ở miền Nam có dịp tập hợp, thống nhất hướng về tinh thần đoàn kết để xây dựng quê hương giàu đẹp, nơi người dân Đồng Tháp tự hào được gìn giữ một phần niềm tin mà Bác Hồ mong trở lại thăm người thân sinh yêu quý, nơi để nhân dân Đồng Tháp được thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn  - đạo lý đẹp của Việt Nam. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ thế hệ trẻ Đồng Tháp hôm nay nói riêng, miền Nam nói chung hãy dành thời gian tìm về địa chỉ này để tham quan, để được có dịp rung động trước di ảnh, trước hành động của Cụ với nhân dân Hòa An - Đồng Tháp và nhân dân miền Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là điểm du lịch văn hóa nổi bật, nơi du khách tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc Việt Nam ở Nam bộ

                                                                                                                                                     TS. Nguyễn Trọng Minh

 Khoa Văn hóa – du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp

<1234>Last ›
Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
1924919
Hôm nay: 15
Tuần này: 63633
Tháng này: 95055