Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - Nơi hội tụ tình cảm của nhân dân

Đăng lúc: 22:26:31 15/12/2016

Đã 87 năm từ khi Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước thương dân, thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã an nghỉ vĩnh hằng trong lòng đất mẹ Hòa An, Cao Lãnh; và gần 40 năm mở cửa đón khách tham quan, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một công trình lịch sử văn hóa lưu niệm nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng cả nước nói chung; là khu điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Khu vực mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về đêm - ảnh Hoàng Trọng

Kể từ ngày khánh thành đến nay Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã có trên 6,5 triệu luợt người tham quan. Lượng khách đến với Khu di tích ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình, mỗi ngày có trên 1.000 lượt người; ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết khách tham quan đến nhiều hơn ngày thường rất nhiều. Tổng số lượng khách tham quan đến khu di tích Nguyễn Sinh Sắc chiếm gần 30%  tổng lượng khách du lịch đến với Đồng Tháp.Tại khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, vào những ngày lễ, tết hoặc các hội nghị lớn của các cơ quan, đoàn thể trong Tỉnh, Chính quyền và nhân dân đều có nhu cầu đến dâng hương  tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; khi phát động phong trào thi đua hoặc một phong trào hoạt động xã hội mọi người lại đến với Khu di tích để bày tỏ quyết tâm, để động viên thực hiện. Hoạt động dâng công, báo công, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội… thì Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là địa điểm lý tưởng để tổ chức sinh hoạt văn hóa truyền thống, sinh hoạt “về nguồn” của nhân dân.

 

   Các em sinh viên sinh hoạt truyền thống tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc  - ảnh Trọng Minh.

Đối với ngày giỗ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm, nhân dân quanh vùng không hẹn mà cùng đến tham gia. Nhiều cá nhân, gia đình tổ chức mang bánh, trái, hoa quả đến cúng Cụ như ngày kỵ cơm của thân nhân gia đình. Vào dịp Lễ hội mừng Đảng mừng Xuân (Tết nguyên đán) đã trở thành thông lệ của đại đa số các gia đình ở địa phương: Đó là đầu năm mới, các gia đình tổ chức đến Khu di tích viếng Cụ, chụp ảnh lưu niệm và du xuân, thư thái cùng gia đình và người thân trong không gian trong trẻo, yên bình tại đây như một buổi picnic đầu năm hội tụ gia đình. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc cũng là đề tài mà các nhà nghiên cứu, học viên cao học, sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu về nó. Các công trình khoa học, các ấn phẩm cũng như các luận văn, tiểu luận tốt nghiệp viết về Khu di tích cũng như nghiên cứu về thân thế sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc luôn khẳng định: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là tài sản vô giá của Đồng Tháp nói riêng, cả nước nói chung. Nó là bộ phận cấu thành văn hóa, là nguồn sử liệu quý giá cho những người đương đại nhận thức xã hội và văn hóa thời quá khứ, đồng thời nó là phương tiện giao lưu văn hóa của cộng đồng nhân dân trong và ngoài Tỉnh hiểu biết lẫn nhau qua đó góp phần phát triển nền kinh tế Du lịch…

Qua tham quan, tìm hiểu nghiên cứu về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã để lại những cảm xúc mãnh liệt để các tác giả sáng tác những tác phẩm tân nhạc, cổ nhạc, tuồng cải lương, phim về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bác Hồ kính yêu của chúng ta và về khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đi vào cuộc sống đương đại, có sức sống, sức lan tỏa và được cộng đồng nhân dân đồng điệu như: bài “Trong nỗi nhớ miền Nam” của nhạc sĩ Nguyễn Hoàng; cổ nhạc “Bên mộ người thân sinh Bác Hồ” của Vũ Loan; phim tài liệu Việt Nam đất nước con người do Đài Phát thanh Truyền hình Cần Thơ thực hiện “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”…

Cũng chính từ việc cảm phục, biết ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng như mong muốn góp một phần công sức vào sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo Khu di tích trường tồn với con cháu. Ngày ngày tuyên truyền về các giá trị văn hóa, lịch sử trong Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, một số khách tham quan đã trồng cây lưu niệm, tặng hiện vật, tài liệu, cây xanh kiểng cổ có giá trị… Trong đó đặc biệt có cây khế và cây sộp là cây Di sản Việt Nam, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình bản đồ Việt Nam, hoa sen và 12 con giáp bằng gỗ nguyên gốc lớn nhất Việt Nam, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng bằng gỗ nguyên gốc lớn nhất Việt Nam, tài liệu phiên bản mộc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc …

Khi đến với Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc vào ngày 4/6/1994, Bộ trưởng bộ văn hoá thông tin Trần Hoàn đã “… Vô cùng biết ơn nhân dân Cao Lãnh đã xây dựng lăng cụ Phó bảng thành công trình văn hoá để muôn đời con cháu và bạn bè về chiêm ngưỡng”; ý kiến của Đoàn cán bộ phụ nữ Cần Thơ, ngày 7/9/1997 ghi nhận “… Chúng tôi được tiếp thu thêm một bài học lịch sử vô cùng quí báu. Chúng tôi càng cảm thấy yêu Tổ quốc, yêu quê hương mình hơn. Chúng tôi vô cùng cảm phục và biết ơn Đảng và nhà nước đã quan tâm, cố gắng tổ chức xây dựng khu di tích - Tạo điều kiện cho đồng bào, học sinh, cán bộ khắp nơi được dịp mắt thấy tai nghe - Quang cảnh tôn nghiêm, trang nhã, đầy quyến rũ…”. Và “… Ngoài ra chúng tôi còn rất cảm động ghi nhận ở đây tấm lòng của nhân dân Đồng tháp đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện ước mơ của Bác Hồ mà khi sinh thời Bác chưa thực hiện được: Là được vào Nam và được gần gũi với nhân dân miền Nam và ngôi mộ cụ thân sinh ra Bác: Ngôi nhà của Bác được tái tạo bên cạnh ngôi mộ thân sinh ra Bác” (Đoàn ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vào ngày 23/7/1997, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Minh Hương đã viết “Những gì chúng tôi được chứng kiến ở đây nhắc nhở chúng tôi tiếp tục phấn đấu vì sự nghiệp của Tổ quốc và những lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Chúng tôi biết ơn Đảng bộ và chính quyền nhân dân Đồng Tháp đã gìn giữ và tôn tạo di tích này để mãi mãi cho thế hệ mai sau được ghi nhớ công ơn của cụ Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ vĩ đại”; ngày 18/9/2005, đồng chí Trần Đức Lương - Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã viết  “… Tôi rất vui mừng thấy Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã thay mặt đồng bào cả nước gìn giữ, tôn tạo khu di tích khan trang, đầy sự kính yêu đối với Cụ…”; và “Nhân kỷ niệm 05 năm Công an Nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, lực lượng Công an Nhân dân tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tại lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để bày tỏ lòng biết ơn tới Cụ, nguyện thi đua phấn đấu theo 6 điều Bác Hồ dạy….” là ý kiến của Trung tướng Bùi quang Bền - Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An viết vào ngày 11/6/2013; Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đinh Thế Huynh “…  Tổ quốc và nhân dân ta, Đảng ta vô cùng biết ơn Cụ đã sinh thành và giáo dục Người con vĩ đại của mình trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước và tiết tháo của Cụ là tấm gương sáng ngời để hậu thế noi theo” và “xin kính viếng và bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc trước anh linh cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” là ý kiến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/11/2012 và ngày 11/8/2015, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh -Phó chủ tịch nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã viết "...Chúng cháu thế hệ sau, nguyện ra sức học tập, làm theo lời Bác để góp phần xây dựng quê hương chúng ta giàu đẹp như các nhà yêu nước, như Bác Hồ hằng mong muốn".

Và rất nhiều những dòng lưu niệm khác của khách tham quan đều ghi nhận: Đất nước, nhân dân Việt Nam vô cùng cảm ơn Cụ đã sinh ra một người con đã làm rạng danh đất nước và dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh; Cảm phục và ngưỡng mộ ý chí nghị lực vượt khó học tập và tinh thần yêu nước, yêu dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; cảm phục và biết ơn nhân dân Đồng Tháp anh dũng đấu tranh giữ gìn nguyên vẹn ngôi mộ cụ Phó bảng và xây dựng khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thành một công trình văn hóa để muôn đời con cháu và bạn bè về chiêm ngưỡng, qua đó hun đúc thêm, làm chất men xúc tác lòng yêu nước nồng nàng của mỗi người dân Việt Nam ta được bừng sáng.

Nhìn lại chặn đường đã qua, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã thật sự trở thành một công trình văn hóa đặc sắc phục vụ cộng đồng; trung tâm giáo dục truyền thống và là nơi hội tụ lắng đọng tình cảm và tấm lòng của nhân dân cả nước. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã đóng góp to lớn trong sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Do đó, công việc bảo vệ và phát huy giá trị của Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được trường tồn trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, xây dựng con người của thế kỷ XXI và mãi mãi về sau là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.

Đặng Thị Mai Yên

‹ First<1213141516>Last ›
Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
1925552
Hôm nay: 103
Tuần này: 64266
Tháng này: 95688