Ông Nguyễn Văn Sành - Hương chủ hết lòng bảo bọc, che chở cho cụ Nguyễn Sinh Sắc sống và hoạt động tại làng Hòa An
Ông Nguyễn Văn Sành sinh năm 1868 mất năm 1953. Ông là hương chủ làng Hòa An. Ông có người con trai út là Nguyễn Văn Phong (Nguyễn Minh Phương) tham gia phong trào Đông Du, sau đó sang Pháp và tham gia cách mạng. Em trai ông là Nguyễn Văn Hảo (Chín Hảo) cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du ở Sài Gòn sau này có nhà ở gần Lữ quán Nam Hồng Hương - nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường lui tới nên giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và hương chủ Nguyễn Văn Sành có mối
Ông Trần Bá Lê ( Cả Nhì Ngưu) – Người cất nhà cho cụ Sắc ở lại với làng Hòa An giai đoạn 1917-1919
Ông Trần Bá Lê sinh năm 1850 và hy sinh năm 1931. Ông là mộtđiền chủ yêu nước, khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông đã quyên góp nhiều lương thực, sắt, đồng thau để rèn, đúc vũ khí cho nghĩa quân chống Pháp. Năm 1907 - 1908, ông là người tài trợ đóng ghe, tàu đi Thái Lan, Hồng Kông buôn bán làm kinh tài cho phong trào Đông Du. Khi phong trào thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt, tịch thu toàn bộ phương tiện,ông phải bán một phần lớn nhà cửa,
Ông Lê Văn Đáng- Người bạn tâm giao của cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Hòa An
Ông Lê Văn Đáng sinh năm 1864, mất 1947. Ông là nhân sĩ yêu nước có trình độ Nho học rất khá. Có lúc ông giữ chức Hương Chánh nhất trong làng, nên mọi người thường gọi ông là Chánh nhất Đáng hoặc Chánh Đáng. Năm 1907, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông cùng với con là Lê Văn Sao và Lê Văn Mỹ xuất dương qua Xiêm La (Thái Lan), sang Trung Quốc rồi đến Nhật tích cực tìm phương hướng cứu nước. Năm 1908, Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam, ông