Sưu tập ảnh "Một số địa điểm, công trình tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc"

Đăng lúc: 17:00:17 29/12/2016

 

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nhà khoa bảng, nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX; Cụ là người có công sinh thành, giáo dục, hình thành một nhân cách lớn, một lãnh tụ kiệt xuất cho Tổ Quốc và dân tộc ta: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Để ghi nhớ công ơn của cụ Nguyễn Sinh Sắc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có một số công trình tưởng nhớ công lao Cụ trên hầu khắp các địa phương trong cả nước.

Bộ sưu tập ảnh “Một số địa điểm, công trình tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong cả nước” đã tập hợp, hệ thống và giới thiệu các địa điểm, công trình tưởng niệm tiêu biểu về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong cả nước, đồng thời qua đó cũng khái quát đôi nét về triều Nguyễn và việc  học hành thi cử thời nhà Nguyễn nói riêng và thời phong kiến Việt Nam xưa nói chung.

Bộ sưu tập ảnh được hệ thống và giới thiệu các địa điểm, công trình theo niên biểu sự kiện gắn với cuộc đời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được phân thành 4 chủ đề chính

 

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CÔNG TRÌNH GẮN VỚI GIA ĐÌNH VÀ HỌC HÀNH CỦA CỤ NGUYỄN SINH SẮC

Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm (Hiện là di tích quốc gia đặc biệt) -Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc chào đời vào năm 1862

Nhà của ông bà Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù - Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An (Hiện là di tích quốc gia đặc biệt) - Năm 1878, cụ Sắc được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận về nuôi dạy và cho ăn học

Nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan (Hiện là di tích quốc gia đặc biệt) - Nơi gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc sống từ năm 1883 – 1895.

  

Nhà di tích 112 – đường Mai Thúc Loan – Huế. Ngôi nhà này đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia- Nơi gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh sống trong thời gian 1895 -1901

 

Ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Độ ở làng Dương Nổ - xã Phú Dương- huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế. Ngôi nhà này đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia-  Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc cũng hai con trai đến ở trong ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Độ để dạy học kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.

Ngôi nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, dân làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã cất căn nhà lá 5 gian và anh Nguyễn Sinh Trợ cũng cất một căn nhà 3 gian bên cạnh cho cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nơi cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc sống từ 1901 -1906  

- NHỮNG ĐỊA ĐIỂM, CÔNG TRÌNH GẮN VỚI THỜI GIAN CỤ NGUYỄN SINH SẮC LÀM QUAN

Quang cảnh triều Huế xưa - Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm quan

Trương Quốc Tử giám, Huế - Nơi con các quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào học. Tại đây  cụ Nguyễn Sinh Sắc theo học từ 1895 -1898 và khi làm quan Thừa biện ở triều đình Huế từ 1906 -1909, Cụ được giao nhiệm vụ coi việc học ở Quốc Tử giám. Hiện là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia 

 

Nhà dãy “thuộc viên” hay còn gọi là "Dãy trại" đường Đông Ba thành nội. Nay là căn nhà số 47 đường Mai Thúc Loan.  Cụ Nguyễn Sinh Sắc nhậm chức Thừa biện bộ lễ được cấp một căn trong dãy "thuộc viên ", tại đây cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 sinh sống và học tập từ 1906 -1909. Nay là " địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế"

   

Di tích Huyện đường Bình Khê thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện từ 1/7/1909 -1910- Năm 2014, tỉnh Bình Định đã  xây dựng Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

- NHỮNG ĐỊA ĐIỂM, CÔNG TRÌNH GẮN VỚI THỜI GIAN CỤ SẮC Ở NAM BỘ

Di tích quốc gia đặc biệt Trường Dục Thanh-Phan Thiết-tỉnh Bình Thuận; 1910 sau khi từ quan, cụ Nguyễn Sinh Sắc tìm Nguyễn Tất Thành đã đến đây

  

Liên Thành Thương: Là địa điểm cụ Nguyễn Sinh Sắc đến tìm con Nguyễn Tất Thành tại Sài Gòn vào năm 1911. Hiện nay là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, Nguyễn Tất Thành ở số 5 Châu Văn Liêm, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Linh Sơn tọa lạc ở số 149 đường Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1, TP. Hồ Chí Minh- Nơi cụ Phó bảng thường đến khi ở Sài Gòn.

 

Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, Chùa Hội Khánh số 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương -Năm 1923- 1926,  cụ Nguyễn Sinh Sắc và nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự”  với mục đích của Hội là cổ vũ cho lối sống đề cao đạo đức, coi trọng danh dự và lòng yêu quý đồng bào đất nước

chùa Cây Mít (Hòa Thạnh Cổ Tự) ở xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên), An Giang – di tích lịch sử quốc gia nơi cụ Săc đến 1921 -1923 

 

Di tích lịch sử Quốc gia Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự), phường Long Sơn, Thị xã. Tân Châu, An Giang –Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến 1928 -1929

Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, Chùa Kim Tiên – Cai Lậy- Tiền Giang

nơi cụ Sắc đến 1922 và tặng nội dung  đôi câu liễng :Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt. Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” (Tạm dịch: mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước. Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây). Hiện đôi câu liễng vẫn được khác tại cổng chùa

 

Di tích lịch sử Quốc gia Chùa Tuyên Linh Xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nhiều lần ghé lại tá túc. (1927 đến 1929).

Nhà ông Nguyễn Thượng Khách (Thầy dạy học của Bác Tôn Đức Thắng), An Giang. Hiện là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Năm 1914,  Cụ Phó bảng cùng các nhà chí sĩ yêu nước đã đến và bàn bạc kế hoạch “Khẩn điền luyện quân”

 

Nhà ông Lê Chánh Đáng, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường đến đàm đạo trong quá trình hoạt động tại Hòa An, tại vị trí ngôi nhà xưa là số nhà … Lê Văn Đáng, phường 4, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

 

Nhà ông hương chủ Nguyễn Văn Sành, nơi cụ Nguyễn Sinhh Sắc đã từng đến những lúc về Hòa An Cao Lãnh. Hiện ngôi nhà cũ đã thay đổi nhiều, nhưng những hiện vật xưa kia đã từng lưu dấu người xưa vẫn được các thế hệ con cháu bảo tồn. Số nhà hiện nay ở đường Lê Văn Đáng, phường 4, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.

 

Nhà ông Lê Văn Giáo, (Năm Giáo), Ngôi nhà xưa đã được tái hiện theo tỉ lệ 1/1 ở Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Nơi cụ Sắc đến ở từ 1927 -1929 và mất vào đêm 26 rạng sáng ngày 27 tháng 10 năm 1929. vị trí hiện nay số 11A, Lê Văn Đáng, P4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

 

Bia tưởng niệm nhớ ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc và tri ân những người cưu mang, che chở Cụ tại nhà ông Cả Nhì Ngưu

Tái hiện Một góc Khu làng Hòa An xưa, thuộc Khu di tích Nguyễn Sinh sắc tại Đồng Tháp - nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động và an nghỉ vĩnh hằng tại Đồng Tháp

 

Chùa Hòa long, Đồng Tháp (Di tích lịch sử cấp Tỉnh) - Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường đến đàm đạo với các nhà sư yêu nước và các tăng ni phật tử chùa đã có công bảo vệ mộ Cụ trong thời gian chiến tranh.  

-MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CÔNG TRÌNH NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN LẬP ĐỂ TƯỞNG NHỚ CỤ.

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội - Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận- Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Huế - Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Phòng trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chúi Minh – Trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Hiện là một hạng mục nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Kim Liên, Nghệ An

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai, Kon Tum- Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long - Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Quân khu V- Trưng bày về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 1 phần trưng bày về cuộc sống của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Đường Nguyễn Sinh Sắc – thành phố Vinh – Nghệ An

 

Một góc đường Đường Nguyễn Sinh Sắc – khu tây Bắc – Đà Nẵng 

mô hình tỉ lệ 1:1 tượng đài Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Sắc tại Quảng trường Trung tâm tỉnh Bình Định

MỘT SỐ TRANH, TƯỢNG NGUYỄN SINH SẮC

 

QUỸ KHUYẾN HỌC NGUYỄN SINH SẮC ĐƯỢC THÀNH LẬP NẰM TRONG HỘI KHUYẾN HỌC TỈNH ĐỒNG THÁP

MỘT SỐ BÀI THƠ, BÀI HÁT, CÂU ĐỐI, PHIM, CẢI LƯƠNG  VỀ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

 

 

 

Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc Tỉnh lộ 955A, xã  Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang

Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc tại số 38 đường Nguyễn Sinh Sắc, phường Quang Trung, thành phố KonTum – Đắc Lắc

 

 

Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
2242988
Hôm nay: 611
Tuần này: 48899
Tháng này: 25876