Tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đăng lúc: 17:08:38 20/11/2016

Nguyễn Sinh Sắc sinh năm Nhâm Tuất (1862) tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Nhậm, mẹ là Hà Thị Hy. Lên ba tuổi mồ côi cha, bốn tuổi mẹ qua đời, phải về ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ.

   Năm 16 tuổi, cậu được nhà nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù (làng Chùa) nhận về nuôi dạy, với bản tính hiếu học, thông minh nên cậu trở thành học trò giỏi có tiếng trong vùng. Đến năm 22 tuổi (1883), cậu được nhà nho Hoàng Xuân Đường gả cô con gái lớn là Hoàng Thị Loan. Lần lượt hạ sinh bốn người con: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) và Nguyễn Sinh Xin (mất lúc nhỏ).

   Năm Giáp Ngọ (1894), Cụ đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ Phó bảng và năm 1906  nhậm chức “ Thừa Biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định).

Trong thời gian làm quan Cụ tìm gặp và kết thâm giao với các nhà nho yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý, Trương Gia Mô….Cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá. Vì vậy, từ vụ án một tên cường hào bị Cụ bắt giam, sau đó thả về không lâu thì chết. Cụ Sắc bị Triều đình giáng cấp dưới hình thức “cải bổ kinh chức” (tức là đổi về làm quan tại kinh đô)

Từ quan, Cụ đi vào các tỉnh phía Nam. Nam bộ là vùng đất mới phóng khoáng “Trọng nghĩa khinh tài” nên Cụ đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều thành phần ở những nơi Cụ đến: Bình Thuận, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp…và sang tận Campuchia để truyền bá tư tưởng yêu nước thương dân.

Năm 1917 và nhiều năm sau, Cụ thường lui tới hoạt động ở làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Cụ mất vào ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ nhằm ngày 27 tháng 11 năm 1929 dương lịch, hưởng thọ 67 tuổi tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX lúc mà xã hội Việt Nam đang trăn trở chuyển mình tìm phương hướng giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, thì Cụ là “một nhà nho yêu nước theo kiểu riêng, chống Pháp không công khai mà lặng lẽ” như lời nhận định của thực dân Pháp.

Nhân cách và những phẩm chất cao quí đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các con của Cụ, đặc biệt là Nguyễn Sinh Cung. Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều danh xưng từ Nguyễn Sinh Cung đến Nguyễn Tất Thành rồi Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, tư tưởng yêu nước thương dân của Cụ đã được nâng lên đỉnh cao trở thành tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc các nước thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới. 

Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người có công lớn sinh thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thế hệ Việt Nam nguyện phấn đấu ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Phạm Thế Duyệt
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp. Đoàn công tác của Bộ Công an đến dâng hương và viếng khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước vong linh của Cụ và Mộ của Cụ đoàn công tác kính cẩn nghiên mình và trân trọng. Cám ơn ... Xem thêm
Tháng 04/2021 - Thứ trưởng Bộ Công an - Lê Tấn Tới
Viếng Cụ Nguyễn Sinh SắcCon đến viếng thăm nơi Cụ an nghỉThành phố Cao LãnhLàng Hòa An xưa… Lăng mộĐền thờNhà lưu niệmTượng Thầy đồ giản dịĐài Sen sáng giữa hồ Sao… Cụ lặng lẽ dưới cánh senHướng về phía mặt trời lênSen làng SenSen Đồng ThápCửu Long canh giấc ngàn thu. Nhà ... Xem thêm
Tháng 05/2017 - Đinh Y Văn
Về đất Sen thắp hương Cụ Nguyễn Sinh Sắc, điều mà tôi thấy được ở đây không chỉ là cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Cụ mà còn hiểu được thêm về tình cảm giữa đồng bào cả nước với nhau, cho dù ở thời gian nào trong ... Xem thêm
Tháng 03/2016 - Lê Nguyên Đức
LỊCH CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Bạn đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu lần?

Một lần
Hai lần
Nhiều lần
Không nhớ


THỐNG KÊ TRUY CẬP
2274875
Hôm nay: 451
Tuần này: 41846
Tháng này: 3921